CÁCH CẢI THIỆN KỸ NĂNG LẮNG NGHE ĐỂ THẤU HIỂU KHÁCH HÀNG

Lắng nghe là một trong các kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với nghề sale nói riêng cũng như trong cuộc sống nói chung. Khi biết lắng nghe, bạn sẽ hiểu được người khác, người mà bạn quan tâm hay người mà bạn muốn gây ấn tượng. Cải thiện, rèn luyện kỹ năng lắng nghe cũng sẽ giúp bạn thấu hiểu được khách hàng của mình, từ đó tỷ lệ chốt sale cũng sẽ cao hơn.

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Lắng nghe là khả năng tiếp nhận và xử lý các thông tin được truyền tới trong quá trình giao tiếp. Để giao tiếp hay bán hàng có hiệu quả, chúng ta không thể bỏ qua kỹ năng lắng nghe. Nếu không có lắng nghe, các thông tin dễ bị bỏ xót hoặc hiểu không đúng dẫn đến không đạt được mục đích giao tiếp.

Lắng nghe không chỉ đơn giản là việc bạn chú ý vào câu chuyện mà người khác đang nói, mà còn là sự quan tâm đến cách sử dụng ngôn từ, biểu cảm của người đang nói, tức các yếu tố phi ngôn ngữ.

Nếu có một kỹ năng giao tiếp bạn nên nhắm đến để thành thạo, thì hãy lắng nghe. Nhiều nhà lãnh đạo và người bán hàng thành công tin rằng thành công của họ là kỹ năng lắng nghe hiệu quả.

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công việc và cả trong đời sống. Muốn có được thành công trong bất kể lĩnh vực nào cũng phải biết lắng nghe, đặc biệt là làm lãnh đạo, nhân viên bán hàng, … Nhờ kỹ năng lắng nghe mà ta học hỏi kinh nghiệm, thấu hiểu đồng nghiệp, đối tác và tất cả mọi người để tạo sự gắn kết nâng cao hiệu quả công việc.

Trong cuộc sống hàng ngày, người có kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp kinh doanh sẽ dễ dàng xây dựng và phát triển quan hệ. Bởi ai cũng thích được lắng nghe, chính lắng nghe sẽ giúp ta giải quyết những xung đột một cách hòa bình. Mọi vấn đề đều có cách giải quyết và sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bình tĩnh nói ra hết tất cả. Chính vì vậy, thay vì tức giận, mất kiểm soát thì hãy bình tĩnh lắng nghe đối phương nói ra quan điểm của mình rồi chọn phương án giải quyết phù hợp.

Cách cải thiện kỹ năng lắng nghe

  • Hiểu rằng nghe quan trọng hơn nói

Tại sao lắng nghe lại quan trọng hơn nói? Có lẽ không ít bạn cho rằng nếu mình không nói thì người khác sẽ không đánh giá được con người, năng lực của mình, như thế có thể họ cho mình là người không thông minh. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai.

Phần đông trong chúng ta chỉ biết nói chứ không biết nghe, những người biết lắng nghe thật sự vô cùng ít. Nếu người biết nói có thể tạo ấn tượng trước người khác thì người biết nghe sẽ tạo được cảm giác quan tâm, gần gũi, thân thiết. Nhưng phải nghe như thế nào cho đúng để được gọi là biết nghe, đó là một câu hỏi mà không ít người đang đi tìm câu trả lời cho mình.

  • Tập trung khi lắng nghe

Tập trung lắng nghe là kỹ năng lắng nghe thấu hiểu, người nghe không chỉ chú ý tới lời nói mà còn chú ý cả thái độ, ngôn ngữ cơ thể của khách hàng mua sản phẩm. Hãy để khách hàng nói và bạn phải tỏ thái độ quan tâm đến cuộc giao tiếp. Khách hàng sẽ thích thú và cảm thấy được tôn trọng và có thiện cảm ngay với bạn. Đây chính là kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp kinh doanh được nhiều người sử dụng hiệu quả.

  • Đặt mình vào vị trí của người đối diện

Việc đặt mình vào vị trí của người nói vô cùng quan trọng, bạn không nên lắng nghe một cách thụ động và để lời nói lọt từ tai này qua tai kia, không đọng lại gì trong tâm trí của bạn. Vậy để hiểu được câu chuyện bạn hãy đặt mình vào vị trí của người nói.

Đặt mình vào vị trí người nói bạn sẽ tập trung và tôn trọng câu chuyện của người khác. Vì khi đó bạn đã xem câu chuyện của họ như câu chuyện của mình. Đã là câu chuyện của mình thì tất nhiên mình phải quan tâm.

  • Có hồi đáp

Sau khi đã ghi nhớ, bạn hãy hỏi lại xem những yêu cầu khách đưa ra có đúng với những gì mình đã ghi nhớ hay không. Trình bày kỹ năng lắng nghe có hiệu quả sẽ giúp bạn xác minh được chính xác nhu cầu khách hàng và nâng cao niềm tin khách đối với bạn và sản phẩm bạn cung cấp. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu chính là một trong những phương pháp giúp bạn chạm được vào trái tim của khách hàng một cách nhanh nhất.

  • Phát triển ý khơi gợi nhu cầu

Từ việc tiếp nhận ý kiến của khách hàng, bạn hãy phân tích và phát triển thành một ý niệm sản phẩm để từ đó thỏa mãn tối ưu nhu cầu của họ. Nếu là sản phẩm, hãy tư vấn những lợi ích của sản phẩm khách hàng lựa chọn phù hợp. Nếu là dịch vụ thì bên cung cấp dịch vụ phải phát triển theo mong muốn của khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *